• Skip to main content

Monero-Gold

Chia sẻ kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao

ADA coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Cardano (ADA)

11 Tháng Ba, 2022 by admin

ADA là đồng coin chính thức của nền tảng Cardano – dự án blockchain 3.0 đang rất hot trên thị trường tiền mã hóa hiện nay. Cardano ra đời nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế của nền tảng blockchain 2.0. Điển hình như: Phí gas cao, mức độ tương tác thấp, thời gian giao dịch lâu… Vậy cụ thể Cardano là gì? ADA coin là gì? Có nên đầu tư vào đồng coin ADA? Tất cả sẽ được monero-gold.org bật mí ngay sau đây!

Cardano (ADA) là gì?

Cardano là một dự án blockchain 3.0 sử dụng thuật toán Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần). Dự án bắt đầu xây dựng từ năm 2015 với kỳ vọng trở thành blockchain “thế hệ thứ 3” có thể khắc phục được các hạn chế mà 2 “người anh” đi trước là Bitcoin và Ethereum đang phải đối mặt.

Trên thị trường hiện nay, Cardano được xem là một trong những dự án hiếm. Bởi, nền tảng được thiết kế dựa trên các nghiên cứu và sự đánh giá chuyên sâu của nhiều bên học thuật. Cụ thể, nó được phát triển bởi nhóm các kỹ sư, nhà toán học, nhà khoa học và các chuyên gia kinh doanh đa ngành.

Bạn đọc có thể hiểu đơn giản, về cơ bản Cardano cũng tương tư như các blockchain 2.0. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo nên mạng chuyển tiền ngang hàng và có smart contract cho phép xây dựng và phát triển các ứng dụng tài chính phi tập trung, mã thông báo tiền điện tử mới, trò chơi… thì khi tham gia Cardano, bạn sẽ không cần phải bận tâm đến thực trạng tắc nghẽn mạng hay phí giao dịch quá cao đang tồn tại ở blockchain “thế hệ thứ 2”.

Cardano la gi

Cardano giải quyết vấn đề gì?

Không khó để nhận thấy, các blockchain thế hệ trước đang bị hạn chế về thông lượng mà chúng có thể xử lý. Điều này dẫn đến thực trạng nền tảng rất dễ bị tắc nghẽn khiến các hệ thống giao dịch trên blockchain gặp nhiều trở ngại khi được sử dụng đại trà trên toàn thế giới.

Nhìn nhận được thực tế ấy, Cardano đã được ra đời nhằm mang đến nhiều giải pháp thiết thực để giải quyết triệt để các vấn đề trên.

Giải pháp 1: Cơ chế đào PoS (Proof of Stake)

So với cơ chế Proof of Work thì PoS giúp mạng lưới Cardano đạt được tính phi tập trung cao hơn. Nhờ vậy mà một số vấn đề ở các nền tảng blockchain thế hệ trước cũng đã được giải quyết.

  • Tiêu tốn năng lượng ít hơn: Thợ đào không phải đầu tư máy đào, thay vào đó họ chỉ việc sở hữu càng nhiều ADA càng tốt.
  • Thời gian giao dịch nhanh hơn: Hoạt động xác minh có thể được thực hiện bởi chỉ duy nhất 1 người. Và người này sẽ do hệ thống tự động lựa chọn ngẫu nhiên. Từ đó giảm bớt thời gian chờ đợi cho hoạt động tham gia xác minh của tất cả các thợ đào.
  • Tính bảo mật vẫn được tối ưu: Tuy cơ chế giúp giảm chi phí năng lượng đáng kể so với PoW nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật giữa các node.

Giải pháp 2: Layer 2 Hydra

Thông lượng sẽ tăng lên khi có node mới được thêm vào mạng. Điều này giúp mang lại nhiều khả năng mở rộng.

Giải pháp 3: Bộ tổ hợp Hard Fork

Cho phép Cardano phân tách chuỗi blockchain mà không bị gián đoạn hay gặp phải trường hợp khởi động lại. Minh chứng cho hiệu quả của giải pháp này là sự thành công của bản cập nhật Shelley.

Ai là người sáng lập Cardano?

Dự án Cardano bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2015. Tuy nhiên, sau hai năm hoạt động thì vào tháng 9/2017, Cardano mới chính thức được ra mắt bởi nhà đồng sáng lập Ethereum là Charles Hoskinson. Hiện, nền tảng đang được phát triển bởi nhóm các kỹ sư, nhà toán học, nhà khoa học và chuyên gia kinh doanh đa ngành hàng đầu thế giới.

nguoi sang lạp Cardano

Ngoài ra, dự án còn có sự đồng hành của các bên:

  • Cardano Foundation – Cơ quan tiêu chuẩn độc lập: Đại diện có nhiệm vụ giám sát dự án. Cụ thể, Cardano Foundation sẽ tham gia hỗ trợ cộng đồng người sở hữu ADA coin và làm việc với các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan đến pháp lý và thương mại.
  • Công ty Công nghệ Input Output Hong Kong (IOHK): Đơn vị do Charles Hoskinson sáng lập với nhiệm vụ xử lý các hoạt động phát triển giao thức Cardano.
  • EMURGO – Công ty chuyên cung cấp các giải pháp cho các nền tảng blockchain: Đơn vị chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh và thực hiện đầu tư cho các dự án được xây dựng trên Cardano blockchain.

Dự án Cardano có gì nổi bật?

Có 6 đặc tính ưu việt giúp Cardano trở thành một trong những dự án hiếm hoi lọt vào “mắt xanh” của giới đầu tư crypto.

1. Dự án được kiểm chứng theo khoa học

Ở thời điểm hiện tại, dự án Cardano đang là dự án độc nhất trong thế giới tiền mã hoá được phát triển dựa trên triết lý khoa học và các nghiên cứu học thuật nghiêm túc. Cụ thể, nó là sự kết hợp giữa các kết quả kiểm chứng về mặt toán học, tâm lý học hành vi và triết học kinh tế.

2. Sử dụng cơ chế đồng thuận PoS Ouroboros

ADA coin sử dụng thuật toán đào PoS (Proof of Stake) – Ouroboros. Cơ chế đồng thuận này cho phép hoạt động gửi và nhận ADA trở nên dễ dàng và an toàn hơn, ít tốn năng lượng hơn. Điều này ngầm khuyến khích những người nắm giữ đồng coin ADA tham gia vào quá trình xác minh giao dịch của mạng lưới nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Ouroboros còn cung cấp phần thưởng những chủ sở hữu mã thông báo có sự đóng góp ADA của họ vào mạng và giúp đảm bảo sự đồng thuận của mạng.

So với PoW thì PoS giúp việc giành quyền Verify Transaction diễn ra nhanh hơn với gas fee thấp hơn rất nhiều so với Ethereum. Cụ thể, quá trình Ouroboros diễn ra như sau:

  • Mạng sẽ chọn ngẫu nhiên một vài node trong hệ thống để tham gia quá trình xác thực giao dịch và thêm block mới. Người được lựa chọn phải là người đang stake đồng ADA trong hệ thống. Số lượng ADA được stake càng lớn thì tỷ lệ được chọn tham gia xác minh giao dịch càng cao. 
  • Sau khi xác minh giao dịch thành công, node đó sẽ nhận được phần thưởng chính là đồng ADA. Bất kỳ ai có tham gia khai thác đều sẽ được nhận thưởng.
  • Nếu người xác thực không thực hiện xác minh giao dịch thì họ sẽ mất quyền tạo ra block mới và phải đợi đến phiên được chọn khác. 

ada co gi noi bat

3. Cấu trúc hai lớp riêng biệt

ADA là blockchain lớn đầu tiên sở hữu nhiều lớp, bao gồm:

  • Lớp CSL (Lớp giải quyết): Nơi chứa sổ cái các tài khoản, số dư và các giao dịch được xác thực bởi cơ chế đồng thuận Ouroboros.
  • Lớp CCL (Lớp điện toán): Nơi các ứng dụng chạy trên blockchain được thực thi thông qua các hoạt động của hợp đồng thông minh.

4. Smart contract được viết bằng Haskell

Việc ứng dụng Haskell – ngôn ngữ máy tính chủ yếu được sử dụng để truyền tải các tổng kết toán học phức tạp như mã hoá vào viết smart contract trên Cardano sẽ giúp thời gian phát triển nhanh chóng của nền tảng được đảm bảo hơn. Cụ thể, người dùng có thể sử dụng ngay các dòng mã ngắn, mã có sẵn ở trong các thư viện của Haskell.

5. Tạo cơ chế bỏ phiếu an toàn cho các chủ sở hữu ADA

Những người sở hữu đồng token ADA đều có thể tham gia vào việc đề xuất và quản trị mạng. Đề xuất nào nhận được đa số biểu quyết thì hệ thống sẽ ngay lập tức được cập nhật và sửa đổi theo đề xuất đó.

6. Ví Daedalus

Cardano có ví riêng cho tiền điện tử ADA của mình, đó là ví Daedalus. Với chiếc ví này, người dùng có thể kiểm soát toàn bộ số tiền của mình. Trong khi, tính minh bạch của Cardano vẫn được duy trì một cách đảm bảo nhất.

Ngoài ra, ví Daedalus còn đóng vai trò là chiếc ví duy nhất giúp chủ sở hữu ADA có thể tham gia vào hệ thống đặt cược Cardano. Điều này mang lại cho người dùng rất nhiều cơ hội kiếm tiền điện tử hấp dẫn từ nền tảng. Cụ thể, chủ sở hữu mã thông báo có thể nhận được phần thưởng cho ADA uỷ quyền hoặc từ việc điều hành một nhóm đặt cược trong ví Daedalus.

ADA coin là gì?

ADA coin là đồng token gốc của Cardano. Nó thực hiện cung cấp năng lượng cho nền tảng Cardano giống như mã thông báo ETH cung cấp năng lượng cho nền tảng Ethereum. Vào những ngày đầu, ADA coin được xây dựng với đơn vị nhỏ nhật là lovelace (1 ADA = 105 lovelace).

Thông tin chi tiết về đồng coin ADA

  • Tên: Cardano.
  • Ticker: ADA.
  • Blockchain: Cardano.
  • Tiêu chuẩn: Coin.
  • Tổng nguồn cung: 34.162.713.384 ADA.
  • Số lượng token đang lưu hành tại thời điểm viết bài (03/2022): 33.661.325.004 ADA.

Coin ADA dùng để làm gì?

Hiện, ADA coin được sử dụng để thanh toán cho các hoạt động trong hệ sinh thái Cardano. Ví dụ như: Thanh toán phí giao dịch, đặt cược, 

Người nắm giữ ADA sẽ có cổ phần trong mạng Cardano và có thể dùng nó để stake nhận phần thưởng. Cardano cũng có thể được stake thông qua Binance Earn.

Trong tương lai, ADA coin sẽ còn có chức năng như một đồng token quản trị. Lúc đó, người sở hữu sẽ có quyền tham gia bỏ phiếu cho các kế hoạch thay đổi và nâng cấp của nền tảng Cardano.

Có nên đầu tư vào đồng ADA hay không?

Dự án Cardano đang để lộ khá nhiều hạn chế của bản thân thay vì là những ưu điểm mà nhà đồng sáng lập đã quảng bá từ trước đến nay. ADA coin có thật sự là một đồng coin đáng để các nhà đầu tư mạo hiểm? Đây vẫn đang là một câu hỏi được bỏ ngỏ.

Ưu điểm: 

  • Công nghệ mới đã được kiểm chứng khoa học.
  • Tính thanh khoản cao.
  • Tính ứng dụng cao, đồng ADA luôn được staking.
  • Tổng nguồn cung có hạn nên phần nào hạn chế được rủi ro lạm phát đồng ADA coin.
  • Đồng ADA có vai trò lớn trong hệ sinh thái Cardano.
  • Blockchain Cardano dự kiến sẽ cho phép mở rộng nhiều chức năng của hợp đồng thông minh trong tương lai. Được xây dựng để cạnh tranh với VISA và phá vỡ các giới hạn về lý thuyết phần cứng.
  • Cardano đang lên kế hoạch để phát triển thêm các ứng dụng DeFi, CNFT.
  • Cơ chế PoS giúp tiết kiệm năng lượng, giảm phí gas, tăng tốc độ giao dịch và tính bảo mật.

ADA coin la gi

Nhược điểm: 

  • Đội ngũ Cardano có tham vọng lớn là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, cách họ phát triển và làm business lại không cho thấy được điều đó. Trong khi nhiều blockchain khác chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều ứng dụng thì tới thời điểm này (2022), Cardano mới bắt đầu lọ mọ có DeFi, smart contract.
  • Cardano không có EVM (Ethereum Virtual Machine) – nền tảng dùng để viết smart contract khá phổ biến được nhiều chain sử dụng cho phép các developer phát triển ứng dụng. Cụ thể, Cardano sử dụng nền tảng riêng và khi dev xây dựng trên này thì họ không thể thực hiện sao chép sang các chain khác như khi dùng EVM. Hạn chế này sẽ khiến tương lai của Cardano gặp nhiều trở ngại.
  • Sundae Swap liên tục gặp nhiều vấn đề kể từ lúc ra mắt. Cụ thể như: Tắc nghẽn, lỗi nền tảng, giao dịch không thành công.

Kết luận

Trước ngày 20/1/2022, dự án Cardano được kỳ vọng bao nhiêu thì sau ngày 20/1/2022 – thời điểm Sundae Swap – sàn DEX đầu tiên của Cardano ra mắt, dự án đã liên tiếp nhận về nhiều phản hồi tiêu cực.

Rõ ràng, trước khi chưa phát triển ứng dụng DeFi, Cardano đã nằm trong top 10 nên việc có sự xuất hiện của Sundae Swap được xem là một tín hiệu tốt cho đồng ADA và hệ thống của nó. Tuy nhiên, mọi thứ có vẻ đang không đi đúng hướng và những lời trấn an cộng đồng của Charles Hoskinson cũng đang dần mất đi sự uy tín.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm được ADA coin là gì cũng như đưa ra được cho mình những phán đoán chính xác hơn về khả năng bứt phá của Cardano trước khi có sự xuất hiện của blockchain “thế hệ thứ 4”. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Filed Under: Uncategorized

Copyright © 2022 · Infinity Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in