• Skip to main content

Monero-Gold

Chia sẻ kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao

XRP coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Ripple

17 Tháng Ba, 2022 by admin

Nếu bạn muốn chuyển tiền quốc tế, chắc hẳn bạn sẽ được gợi ý sử dụng Western Union, MoneyGram hay chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng… tuy nhiên các phương pháp này tốn rất nhiều thời gian với chi phí khá cao. Đây chính là bài toán mà Ripple đã có phương án giải quyết. Mạng lưới Ripple sử dụng đồng XRP tạo ra một mạng lưới cho phép người dùng thanh toán quốc tế chỉ tốn vài giây. Nếu bạn đang thắc mắc XRP coin là gì? Ripple là gì và đồng XRP có phải là đồng coin tiềm năng đáng đầu tư?. Tất cả sẽ được monero-gold.org giải đáp trong bài viết dưới đây!

Ripple là gì?

Ripple là hệ thống thanh toán theo thời gian thực (RTGS – Real Time Gross Settlement systems) được thiết kế như một giải pháp thanh toán dành cho các tổ chức tài chính. Nó cho phép người dùng giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào từ tiền pháp định, tiền điện tử XRP, vàng chỉ trong vài giây. Hệ thống thanh toán này giờ đây được đổi tên là RippleNet.

xrp coin la gi

RippleNet đang cung cấp 3 sản phẩm chính là xCurrent, xRapid và xVia. Mục đích của RippleNet là giúp người dùng có thể thanh toán, chuyển tiền với thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng và chi phí cực thấp.

RippleNet được xây dựng trên nền tảng XRPL, thuộc độc quyền công ty Ripple Labs Inc. Trong đó, Ripple Labs là công ty công nghệ được thành lập vào năm 2012, cung cấp các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới với tốc độ gần như ngay lập tức. 

Một điều thú vị là dự án này còn có tuổi đời lâu hơn cả Bitcoin:

  • Vào năm 2001, Ryan Fugger – cha đẻ của Ripple, đã đưa ra ý tưởng phát triển Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung còn gọi là RipplePay. Đến năm 2005, hệ thống bắt đầu đi vào hoạt động với mục tiêu cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trên toàn cầu.
  • Năm 2012, Fugger kết hợp cùng Chris Larsen và Jed McCaleb thành lập công ty OpenCoin, được các quỹ đầu tư lớn chống lưng như Google Ventures, Andressen Horowitz.
  • Thời gian sau đó, Ripple bắt đầu xây dựng một nền tảng tập trung cung cấp các giải pháp thanh toán cho các tổ chức tài chính. Năm 2003, OpenCoin đã được đổi tên thành Ripple Labs. Đến năm 2005, công ty tiếp tục đổi sang tên Ripple.
  • Vào năm 2019, công ty đã quyết định chuyển đổi logo và tên từ Ripple (XRP) sang XRP (XRP) nhằm tách biệt Ripple và XRP. 

XRP coin là gì?

XRP là đồng tiền điện tử gốc của XRP Ledger (XRPL) được phát hành vào năm 2012. XRP có tổng nguồn cung là 100 tỷ XRP và đã được khai thác toàn bộ ngay sau khi được phát hành.

XRPL là một mạng blockchain mã nguồn mở, phi tập trung được tạo ra bởi Jeb McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz. Không giống như Bitcoin, XRPL sử dụng thuật toán đồng thuận Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA) để đạt được sự đồng thuận trong mạng lưới.

coin xrp la gi

XRP được sử dụng để đại diện cho việc chuyển đổi giá trị trên mạng lưới RippleNet. XRP giữ vai trò trung gian cho các giao dịch bao gồm tiền tệ pháp định và tiền điện tử. XRP có thể giải quyết các giao dịch trên sổ cái trong vòng 3 – 5 giây. Nó được xây dựng để trở thành một giải pháp thanh toán tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn bất kỳ một tài sản kỹ thuật số nào khác.

XRP được thiết kế riêng cho các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính có thanh khoản các giao dịch xuyên biên giới. Các tổ chức tài chính, ngân hàng có thể dùng XRP để chuyển tiền xuyên quốc gia với tốc độ nhanh nhất và chi phí ngoại hối là thấp nhất.

Thông tin chi tiết về đồng coin XRP:

  • Name token: XRP.
  • Ticker:  XRP
  • Blockchain: XRP Ledger
  • Consensus: XRP Ledger Consensus Protocol.
  • Token type: Utility
  • Total Supply: 100,000,000,000 XRP
  • Circulating Supply: 47,949,281,138 XRP

Đội ngũ phát triển Ripple coin

XRP được phát hành vào năm 2012 trên XRPL bởi Jeb McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz. Khi có sự góp mặt của Chris Lasen thì công ty đã có tên gọi mới là OpenCoin (hiện nay chính là Ripple). Trong đó Chris Larsen và Jed McCaleb là hai thành viên tích cực đóng góp sự phát triển của dự án: 

  • Chris Larsen (CEO): Ông là chủ tịch điều hành của hội đồng quản trị Ripple, đồng thời là cựu giám đốc điều hành và đồng sáng lập Ripple. Ông cũng là tỷ phú tiền mã hóa giàu nhất thế giới. Trước Ripple, ông đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Prosper – một thị trường cho vay ngang hàng và E-LOAN, một công ty cho vay trực tuyến được giao dịch công khai.

Chris Larsen sang lap ripple

  • Jed McCaleb: Ông là một lập trình viên, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ. Jed McCaleb là nhà đồng sáng lập và là CTO của Ripple. Bên cạnh đó, ông cũng là nhà đồng sáng lập Stellar. Vào năm 2018, Forbes đã công bố McCaleb là người đứng ở vị trí thứ 40 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. The New York Times cũng đặt McCaleb trong danh sách top 10 người dẫn đầu trong cuộc cách mạng blockchain.

Ngoài ra, đội ngũ phát triển của Ripple còn có sự góp mặt của rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác như Susan Athey, Brad Garlinghouse, Anja Manuel, Masashi Okuyama, Craig Philips, Sandie O’Connor… đều là những người có trình độ và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, blockchain và crypto.

Dự án Ripple có gì nổi bật?

Đồng XRP là đồng tiền chạy trên nền tảng thanh toán RippleNet và được dùng để trả phí giao dịch trong mạng lưới XRPL. Vì vậy, Ripple thừa hưởng được rất nhiều điểm mạnh từ hai dự án.

1. XRP Legder (XRPL)

XRP Legder – sổ cái XRP (XRPL) là sổ cái phi tập trung dựa trên mạng lưới các máy chủ ngang hàng. XRPL không hoạt động dựa trên thuật toán đồng thuận POW – Proof of Work giống nhau Bitcoin. Để đạt được sự đồng thuận trong mạng lưới XRPL sử dụng một thuật toán đồng thuận có tên là Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA). Một số lợi ích của XRPL có thể kể đến như:

  • Thời gian xử lý giao dịch cực nhanh, chỉ mất khoảng 3 – 5 giây.
  • Chi phí giao dịch thấp, chỉ khoảng 0,00001 USD/ giao dịch.
  • Khả năng mở rộng tốt, XRPL có thể xử lý lên đến 1.500 giao dịch mỗi giây.
  • XRPL có hơn 150 trình xác nhận phân tán trên toàn thế giới.
  • XRPL thân thiện với môi trường bởi chúng giải quyết các giao dịch XRP ngay lập tức, tiêu tốn ít năng lượng vận hành hơn so với Bitcoin hay các đồng sử dụng cơ chế PoW khác.

2. RippleNet

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng. Tuy nhiên, những phương pháp cũ đang gặp các vấn đề như thời gian giao dịch lâu, chi phí giao dịch cao và rất khó giám sát. Vì vậy, Ripple đã tạo ra mạng lưới RippleNet để giải quyết tình trạng trên. RippleNet cung cấp 3 sản phẩm gồm: xCurrent, xRapid và xVia.

ripplenet

  • XCurrent: Đây được xem là giải pháp thanh toán với tốc độ thanh toán gần như ngay lập tức. Nó cho phép các thành viên của mạng lưới RippleNet có thể theo dõi các giao dịch. xCurrent có thể hỗ trợ thanh toán các loại tài sản khác nhau. Ví dụ như ngân hàng A muốn thanh toán cho ngân hàng B bằng USD, nhưng ngân hàng B lại muốn thanh toán bằng EURO. Lúc này, mạng lưới sẽ tự động cung cấp một đường thanh toán cho mỗi bên được thanh toán bằng loại tiền tệ tương ứng. Giải pháp xCurrent không dựa trên XRP Ledger và không sử dụng đồng tiền XRP theo mặc định. xCurrent được xây dựng xung quanh Interledger Protocol (ILP) như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc mạng thanh toán khác nhau.
  • xRapid: xRapid là giải pháp được tạo ra cho phép bên gửi và bên nhận sử dụng đồng XRP để thanh toán. XRP như một tiền tệ trung gian giữa nhiều loại tiền tệ fiat khác nhau. Từ đó giúp người tham gia giao dịch có thể cắt bỏ nhiều khâu trung gian, chuyển tiền trực tiếp qua nhau. Cả XRP và xRapid đều dựa vào XRP Ledger, do vậy mà thời gian giao dịch cực kỳ nhanh chóng chỉ sau vài giây (từ 3-5 giây) và chi phí thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp giao dịch truyền thống. 
  • xVia: xVia là giao diện được thiết kế để cho xRapid và xCurrent dễ sử dụng hơn. Thông qua việc tích hợp API, xVia cung cấp kết nối cho ngân hàng, các tổ chức tài chính sử dụng sản phẩm của Ripple và tạo hóa đơn cũng như theo dõi thanh toán.

Ứng dụng của coin Ripple

Có thể nói, khả năng ứng dụng của đồng XRP vô cùng linh hoạt, điển hình như:

  • Thanh toán toàn cầu: XRP có thể được gửi trực tiếp mà không cần trung gian. Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể sử dụng XRP để thanh toán xuyên quốc gia với chi phí rẻ và thời gian ngắn hơn.
  • Tiền tệ trung gian: XRP là một công cụ thuận tiện trong việc kết nối hai loại tiền tệ khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. 
  • Trả phí giao dịch: Trên mạng lưới XRPL, XRP được sử dụng để thanh toán chi phí giao dịch.
  • Đầu tư chênh lệch giá: XRP thuộc top coin có nhiều biến động giá trong thời gian ngắn, nên được nhiều trader mua bán để kiếm lời.

Có nên đầu tư vào đồng XRP không?

ripple coin

Để có lời giải đáp cho câu hỏi này, bạn cần phải nắm nó được ưu nhược điểm của đồng XRP.

1. Ưu điểm

  • Đa chức năng: Bên cạnh việc được sử dụng như một phương tiện thanh toán, đồng XRP còn là đồng tiền trung gian luân chuyển giữa các tài sản, tiền tệ với nhau. 
  • Không lạm phát: Tổng nguồn cung của XRP là 100,000,000,000 đều đã được tạo ra ngay từ đầu và không thể tạo thêm.
  • Được sử dụng bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn: Yes Bank, Axis Bank… tin tưởng và sử dụng công nghệ cũng như đồng XRP. 
  • Dễ dàng mua bán: XRP được niêm yết trên rất nhiều các sàn giao dịch tiền điện tử lớn như FTX, Binance, Bitbank, Upbit, Bitfinex, Huobi…

2. Nhược điểm

  • Quá tập trung: Phi tập trung dường như là một đặc trưng của tiền điện tử nhưng ở XRP, người ta không thấy được tính chất này. Trong 100 tỷ coin XRP được phát hành, 20% thuộc về những người đứng đầu dự án, 80% được những nhà sáng lập XRPL gửi cho công ty Ripple. 
  • XRP bị kiểm soát lượng cung ra thị trường. Đội ngũ của Ripple sẽ quyết định khi nào và số lượng coin sẽ phát hành.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc về XRP coin là gì cũng như vai trò và tính ứng dụng của đồng tiền XRP. Có thể thấy, ngày càng nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng sử dụng công nghệ của Ripple thì giá trị của XRP ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về dự án Ripple cũng như dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư XRP hay không. Chúc bạn có các quyết định đầu tư trong lĩnh vực crypto thành công!

Filed Under: Uncategorized

Copyright © 2022 · Infinity Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in